Trap

MC và hoạt náo viên của sự kiện team building cần làm những gì

Đánh giá post



MC và hoạt náo viên của sự kiện team building cần làm những gì

Trong mùa lễ hội cuối năm, teambuilding được kết hợp trong nhiều sự kiện như tiệc cuối năm, tiệc giáng sinh…Muốn tổ chức teambuilding thành công, không thể thiếu được người MC – quản trò, hoạt náo viên chuyên nghiệp.Người MC quản trò luôn được coi là linh hồn của hoạt động teambuilding, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của cả chương trình. Một chương trình teambuilding dù được chuẩn bị chu đáo đến đâu nhưng người dẫn chương trình thiếu kĩ năng cơ bản hay ăn nói kém duyên thì đều đổ bể. Theo đó, sự uy tín và hình ảnh của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng.

ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HOẠT NÁO VIÊN VÀ QUẢN TRÒ GIỎI?
– Một chất giọng khỏe:
– To và rõ vang trầm.
– Phát âm chính xác.
– Có khả năng thay đổi giọng cho vui nhộn.
– Một sức khỏe tốt:
– Có khả năng đứng lâu mà không mỏi.
– Chịu đói, chịu khát tốt.
– Nhanh chóng phục hồi sức lực.
– Những khả năng đặt biệt để thu hút sự chú ý:
– Vui nhộn, hài hước
– Kể chuyện hài
– Đóng kịch.
– Nhảy nhót.
– Múa (múa lửa, múa cột….)
– Một trái tim rực lửa và nhiệt huyết: bạn không bào giờ để mất lửa trong suốt quá trình làm chương trình.
– Khả năng nhanh nhạy và giải quyết biến hóa tình huống cực kỳ tốt.
– Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình huống bất trắc xảy ra trong khi chơi.
– Trình độ: biết sáng tạo trò chơi mới, biết những trò chơi nhàm chán sang những trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch sử mà mình muốn ứng dụng trong trò chơi , biết dừng trò chơi đúng lúc , biết nhiều trò chơi và bài hát , biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà mình đã đưa ra.

KỊCH BẢN CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GỒM CÁC PHẦN:
1/ Giới thiệu và chào hỏi.
2/ Warm up: đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của chương trình. Phần này làm lúc đầu dùng để tập trung khán giả cho một chương trình ca nhạc, họp hội hay 1 chương trình sinh hoạt riêng.
Khởi động bằng những trò chơi tạo không khí và hiệu ứng tập thể.
Số lượng trò chơi khoảng 1-2 trò là đủ.
3/ Trò chơi chính thức:
Số lượng khỏang 3 trò là đủ, tùy thời gian mà mình làm và tùy chương trình mình làm.
Loại trò chơi:
Trò chơi tại chổ dành cho toàn bộ khán giả.
Trò chơi sân khấu dành cho một số khán giả có trao quà.
Phần này bạn cũng có thể áp dụng xen vào phần giải lao của một chương trình đại hội đoàn, một cuộc họp hay một buổi tọa đàm, văn nghệ….
P/s: các trò chơi phải được dẫn vào bằng một câu chuyện thật là vui nhộn và cuốn hút, không nên chỉ nói không.
4/ Phần trò chơi dự bị:
Phần này bạn phải làm kèm theo kịch bản chương trình nhằm phòng khi trò chơi chính thức không thực hiện được hay còn thời gian để chơi.
Phải chuẩn bị cả vật dụng và quà cho các trò chơi dự trù này.
5/ Phần chữa cháy cho chương trình:
Phần này dự trù chương trình ko như dự kiến, sân khấu trống trong một khỏang thời gian ngắn.
Chúng ta phải chuẩn bị các mẫu chuyện vui, câu chuyện cười, các câu đố nho nhỏ để lấp sân khấu.
6/ Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ chức:
Khi các bạn đi làm chương trình chuyên nghiệp các bạn phải có phần này gửi cho ban tổ chức để chuẩn bị.

Khóa đào tạo MC tại You Can Now mở ra với nhu cầu tìm kiếm và phát triển những tài năng có triển vọng trong tương lai.

Với phương châm lấy chất lượng đào tạo làm uy tín hàng đầu cùng đội ngũ giảng viên là những MC chuyên nghiệp, kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình trực tiếp đứng lớp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm cho các học viên.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KĨ NĂNG MỀM YOU CAN NOW
– Địa chỉ: tầng 4 tòa nhà 389-391 Trường Chinh, Hà Nội (sát Ngã Tư Sở)
– Email: daotao@ycn.vn
– Hotline: 098.534.9755
– Website:

Tag: lời dẫn chương trình trò chơi, [vid_tags]

Xem thêm bài viết Game PC: https://trap.vn/pc

Nguồn: https://trap.vn/

Exit mobile version